Theo ông, đâu là khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS TP.HCM hiện nay?
Ông Lê Hoàng Châu: Tôi nhận thấy, khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS thành phố hiện nay là việc nhiều dự án nhà ở bị ách tắc, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án, thiếu nguồn cung sản phẩm, nhất là thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại có giá bán vừa túi tiền, nhà ở xã hội.
Tình trạng mất cân bằng “cung-cầu” do nguồn cung quá ít trong lúc nhu cầu quá cao làm cho giá nhà dễ bị đẩy lên cao, dễ xuất hiện tình trạng đầu cơ, đầu tư lướt sóng.
Tuy nhiên, từ giữa quý 3/2019, nguồn cung nhà ở đã có sự cải tiện, với 18 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn. Trong đó chiếm đa phần là căn hộ chung cư, với hơn 15.000 sản phẩm.
Vậy theo ông, nguyên nhân nào khiến nhiều dự án nhà ở thương mại “đứng hình”?
Ông Lê Hoàng Châu: Trong 3 năm qua, có nhiều dự án nhà ở thương mại bị dừng các thủ tục đầu tư xây dựng hoặc bị dừng triền khai. Từ khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực đến tháng 8/2018, số liệu của HoREA cho thấy có 126 dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp bị dừng các thủ tục đầu tư, dù đã có chủ trương đầu tư nhưng không làm được thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để triển khai.
Kể từ tháng 3/2017, đã có khoảng 150 dự án nhà ở liên quan đến sử dụng quỹ đất công bị tạm dừng để được rà soát các thủ tục đầu tư. Đến tháng 3/2019, cơ quan chức năng đã công bố cho 124 dự án được tiếp tục hoạt động bình thường, nhưng thực chất nhiều dự án đến nay vẫn chưa hoạt động bình thường.
Quy định về tính tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, doanh nghiệp bị mất rất nhiều thời gian để được nộp tiền sử dụng đất.
Việc rà soát về pháp lý các dự án là rất cần thiết, để các chủ đầu tư chấn chỉnh lại hoạt độngvà thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Nhưng quá trình rà soát, thanh tra cũng đã tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu tư, người mua nhà, nhà đầu tư thứ cấp và cả môi trường kinh doanh.
HoREA đã có những kiến nghị gì để tháo gỡ những vướng mắc này, thưa ông?
Ông Lê Hoàng Châu: Từ những khó khăn trên, HoREA đã có nhiều kiến nghị và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã giao các sở ban ngành rà soát các vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tế của công tác đầu tư xây dựng hiện nay trên địa bàn Thành phố, từ đó có các đề xuất, kiến nghị xử lý, nhằm giải quyết công việc được nhanh và tốt hơn.
Để đẩy nhanh quy trình, thủ tục tính tiền sử dụng đất dự án nhà ở, HoREA đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo hoàn thiện quy trình, thủ tục xác định giá đất, thẩm định giá đất để rút ngắn thời gian làm thủ tục và đảm bảo kết quả tính tiền sử dụng đất hợp lý, không làm thất thoát ngân sách nhà nước.
Hiệp hội cũng kiến nghị cơ quan chức năng sớm có kết luận đối với các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra, để các chủ đầu tư chấp hành, trước hết là thực hiện các nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước (nếu có) và được tiếp tục triển khai thực hiện dự án, giúp bổ sung nguồn cung cho thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.
Ông nhận định như thế nào về thị trường BĐS TP.HCM năm 2020?
Ông Lê Hoàng Châu: Những vướng mắc về thủ tục pháp lý là nguyên nhân chính khiến cho phần lớn các dự án nhà ở bị chậm triển khai trong năm 2019. Tuy vậy, giai đoạn cuối năm, thị trường đã có chuyển biến tích cực về nguồn cung sản phẩm nhà ở mới.
Do nhiều dự án sẽ được đưa ra thị trường sau một thời gian tạm ngưng nên tôi nhận định rằng sang năm 2020, nguồn cung sản phẩm nhà ở sẽ tăng trưởng trở lại, thị trường cũng sẽ sôi động hơn.
Xin cảm ơn ông!
Địa ốc Alibaba sụp đổ, không có dự án nào được công nhận chủ đầu tư
- Thị trường BĐS TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung trải qua một năm đầy biến động với những gam màu trái ngược nhau. Cùng VietNamNet nhìn lại những điểm nổi bật của thị trường BĐS TP.HCM trong năm qua.
Tại phiên họp giao ban ngày 27/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã yêu cầu những địa bàn có mật độ dân cư đông cần đánh giá ngay khả năng đáp ứng tư vấn, chăm sóc người nhiễm Covid-19 của mỗi cán bộ, nhân viên y tế. Có biện pháp huy động thêm lực lượng tình nguyện, bác sĩ đã nghỉ hưu, các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn cùng tham gia, đảm bảo người dân được đáp ứng y tế sớm nhất, kịp thời chuyển tầng và hạn chế tối đa các ca chuyển nặng.
Trao đổi với VietNamNetsáng 3/3, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết hiện nay, nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân đang tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch. Đặc biệt, ở một số địa bàn, các phòng khám đã trở thành trạm y tế lưu động (như quận Đống Đa), y bác sĩ từ cơ sở tư nhân trực tiếp tham gia hỗ trợ, tư vấn cho F0 điều trị tại nhà.
Trước đó, trong những đợt cao điểm của chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 như tháng 9/2021, Hà Nội cũng kêu gọi sự hỗ trợ của hệ thống bệnh viện, phòng khám tư để hình thành các dây chuyền tiêm chủng, thực hiện tiêm chủng ở cộng đồng. Tới nay, trong chiến dịch tiêm chủng mùa xuân, đối với các khu vực cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, TP vẫn kêu gọi sự tham gia của các y bác sĩ ở đơn vị tư nhân.
Riêng việc huy động lực lượng y tế tư nhân tham gia làm việc tại các trạm y tế lưu động đã bắt đầu từ cuối năm 2021, khi Hà Nội triển khai mô hình này để theo dõi quản lý F0 tại nhà. Số lượng đơn vị tham gia tùy từng thời điểm, huy động trên tinh thần tự nguyện.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, trong bối cảnh số lượng ca nhiễm tăng lên giai đoạn gần đây, áp lực dành cho tuyến y tế cơ sở cao hơn. Đặc biệt, ở các khu vực số F0 tăng nhanh chóng cũng đã gây tình trạng quá tải tại một số thời điểm. Như vậy, lực lượng ngoài công lập khi tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch sẽ giúp giảm tải, chia sẻ áp lực với tuyến y tế cơ sở, là điều rất cần thiết.
“Ngoài lực lượng này, ngành y tế Thủ đô cũng rất cần sự tham gia của các lực lượng ở các lĩnh vực khác. Vì hệ thống y tế ngoài công lập sẽ giúp y tế cơ sở giải quyết được nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn y tế, nhưng trong công tác phòng chống dịch còn những nhiệm vụ ngoài chuyên môn như công việc hành chính, cũng rất cần sự hỗ trợ trong thời điểm dịch bệnh nhiều phức tạp như hiện nay”, đại diện Sở Y tế chia sẻ.
Nguyễn Liên
F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội liên hệ đơn vị nào nếu không gọi được cho trạm y tế?
Đại diện một số Trung tâm Y tế, bệnh viện tầng 2, tầng 3 trên địa bàn Hà Nội đã đưa ra câu trả lời về vấn đề “F0 trở nặng có thể liên hệ tới đơn vị nào nếu không gọi được cho trạm tế hay Cấp cứu 115”.
评论专区